Quyền Tự Quyết định có Hỗ trợ | UC Davis MIND Institute

University Center (CEDD)

Excellence in Developmental Disabilities

Quyền Tự Quyết định có Hỗ trợ

Khi một người trẻ khuyết tật sắp đến tuổi 18, gia đình họ thường được khuyến nghị không đúng là họ phải xin quyền bảo hộ (giám hộ), nếu không họ sẽ không còn quyền thu nhận thông tin hoặc hướng dẫn và hỗ trợ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và các dịch vụ khác. Thực ra, có nhiều công cụ thường được sử dụng để cho phép các gia đình tiếp tục hỗ trợ người thân của mình. Tuy một số người khuyết tật có thể cần được giúp đỡ để hiểu các thông tin, tra cúu và phân tích các tùy chọn và lấy quyết định, chế độ bảo hộ là giải pháp hạn chế nhất để hỗ trợ các nhu cầu này. Vì các hạn chế của chế độ bảo hộ rất ít khi nào được thay đổi hoặc đảo ngược, nên sự bảo hộ sẽ khóa người ta vào một thỏa thuận lâu dài và thường là vĩnh viễn mà theo đó những người khác sẽ lấy các quyết định có tính cách ràng buộc pháp lý dùm cho họ. Các gia đình thường không biết đến những rắc rối tiềm năng của chế độ bảo hộ, cũng như không biết đến các phương sách khác để hỗ trợ người thân của mình. Các tài liệu sau đây giới thiệu tổng quát các quan ngại về cơ chế bảo hộ hiện hành:

Quyền Tự Quyết định có Hỗ trợ:
Bảo vệ các Quyền; Đảm bảo các Lựa chọn

Quyền Tự Quyết định có Hỗ trợ:
5 Lý do vì sao cần đánh giá lại quyền Giám hộ

Giới thiệu về quyền Tự quyết định có hỗ trợ

Quyền Tự quyết định có hỗ trợ (Supported decision making, SDM) cho phép một người nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ mà không bị tước đi các quyền pháp lý của mình trong việc tự lấy quyết định cho đời mình. Sử dụng quyền tự quyết định có hỗ trợ, người khuyết tật chọn một người hoặc một nhóm người tin cẩn để giúp họ hiểu, lấy quyết định và truyền đạt các quyết định của mình. Họ có thể cần dựa nhiều vào những người hỗ trợ của họ khi lấy quyết định, nhưng cuối cùng họ là người nắm quyền quyết định cho chính họ. Quyền tự quyết định có hỗ trợ là một cơ chế rất uyển chuyến; với thêm kinh nghiệm, các lĩnh vực mà họ cần được hỗ trợ có thể thay đổi cũng như những người mà họ đã chọn giúp đỡ cho họ cũng có thể được thay đổi. Các tài liệu sau đây giới thiệu tổng quan về Quyền Tự quyết định có hỗ trợ:

Quyền Tự Quyết định có Hỗ trợ:
Quyền tự quyết định có hỗ trợ là gì và tại sao nó quan trọng

Quyền Tự Quyết định có Hỗ trợ

Quyền Tự quyết định có hỗ trợ: Bước khởi đầu

Sử dụng quyền tự quyết định có hỗ trợ không có gì là khó khăn và thường được các gia đình và hệ thống dịch vụ của chúng ta thực hiện một cách không chính thức. Chính thức hóa sự tự quyết định có hỗ trợ là một cơ chế tương đối mới. Các nguồn lực sau đây sẽ giúp bạn khởi đầu tìm hiểu về cơ chế tự quyết định có hỗ trợ chính thức.


Sử dụng Quyền Tự quyết           
định có hỗ trợ:
Hướng dẫn từng bước

Sự Tự quyết định có hỗ trợ

Để biết thêm thông tin

Sự tự quyết định có hỗ trợ có thể gồm việc thảo thành văn một thông báo hoặc một thỏa thuận chính thức viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu và được giải thích bằng phương pháp mà người được hỗ trợ có thể hiểu được rõ ràng nhất. Thỏa thuận quy định cụ thể những người đã được chọn làm người hỗ trợ, mô tả vai trò của mỗi người hỗ trợ và các lĩnh vực mà họ được yêu cầu hỗ trợ. Có một thỏa thuận có thể là rất hữu ích để làm sáng tỏ các vai trò của những người hỗ trợ và rất có lợi nếu vai trò của (những) người hỗ trợ bị nhân viên nhà trường, nhà cung cấp y tế hoặc các chuyên viên khác phản bác. Có nhiều công cụ đã thiết lập, từ các quyền cho phép tiết lộ HIPAA, các quyền ủy thác pháp quyền, các IPP và nhiều thứ khác nữa, thường được sử dụng trong mô hình tự quyết định có hỗ trợ.

Nguồn hỗ trợ

Support for CEDD's Supported Decision Making Project, including development of this webpage,
was provided by the WITH Foundation.